1941-1944: Đức làm chủ tình hình mặt trận Mặt trận phía Tây (Thế chiến thứ hai)

Sau thất bại của cuộc oanh tạc Anh Quốc, Đức bỏ ý định xâm lăng nước này, dồn nỗ lực tấn công Liên Xô đồng thời củng cố tuyến phòng thủ bức tường Đại Tây Dương - một dãy các lô cốt, tường cao, đại bác, và chướng ngại vật dọc bờ biển Manche, chờ đợi các cuộc tấn công từ Anh vào Pháp.

Đức thiết lập chính phủ Vichy tại Pháp. Charles de Gaulle lập chính phủ Pháp lưu vong, kêu gọi dân Pháp tham gia kháng chiến chống Đức.

Đồng Minh mở cuộc tấn công vào bãi biển Dieppe của Pháp ngày 19 tháng 8 năm 1942 nhưng chỉ trong vài tiếng đã phải rút lui vì không thể phá được tuyến phòng thủ vững chắc của Đức. Đội quân gồm lính Canada cùng một số đơn vị Hoa Kỳ và Anh bị thiệt hại nặng nề, hơn hai phần ba bị chết hoặc bị thương. Quân Đồng Minh tuy thua to nhưng có được kinh nghiệm cho cuộc đổ bộ sau này tại Normandie (năm 1944).

Trong hai năm sau đó, hầu như không có một trận đánh đáng kể nào trên mặt trận phía tây châu Âu. Phần lớn quân Đức chỉ phải đối phó với những cuộc tấn công du kích lẻ tẻ từ các lực lượng kháng chiến, nhất là kháng chiến Pháp với hỗ trợ từ các cơ quan tình báo và tiếp vận của Đồng Minh (SOEOSS).

Tuy không chạm súng trên đất liền, Đồng Minh vẫn thường đem máy bay sang oanh tạc các căn cứ quân sự của Đức. Không quân Hoa Kỳ oanh tạc ban ngày, Không quân Anh oanh tạc ban đêm.

Quân Anh mở nhiều cuộc đột kích bằng lính biệt kích dù - nổi bật là tại Boulogne (11 tháng 6 1940) và Guernsey (14 - 15 tháng 7 1940). Quân biệt kích nhảy vào đất Pháp đánh phá và rút lui, gây rối loạn trong hàng ngũ quân Đức, đồng thời khích động tinh thần của nhân dân kháng chiến tại Pháp. Ngoài ra Đồng Minh còn mở các cuộc đột kích khác như tại Bruneval (27, 28 tháng 2 1942), St Nazaire (27, 28 tháng 3 1942), Bayonne (5 tháng 4 1942), Hardelot (21, 22 tháng 4 1942), Dieppe (19 tháng 8 1942), Gironde (7 - 12 tháng 12 1942).[4][5]

Cuộc đột kích tại Sark vào đêm ngày 3 sáng ngày 4 tháng 10 1942 gây chấn động đến nỗi Hitler phải ra lệnh cho phép quân Đức quyền đương nhiên xử tử các biệt kích dù Đồng Minh khi bắt được.

Mùa hè năm 1944, bộ chỉ huy Đức Quốc xã tin chắc rằng quân Đồng Minh sẽ tấn công vào Pháp. Quân Đức tại Mặt trận phía tây được điều động dưới chỉ huy của bộ tư lệnh tại Paris, gồm 3 đơn vị bức tường Đại Tây Dương chính yếu:

  • Wehrmacht Befehlshaber Niederlande (WBN) phòng thù bờ biển Hà Lan-Bỉ.
  • Cụm tập đoàn quân B và tập đoàn quân 15 (tư lệnh tại Tourcoing) kiểm soát khu bắc nước Pháp, mạn trên của sông Seine, tập đoàn quân 7 (tư lệnh tại Le Mans) canh phòng từ sông Seine đến sông Loire, dọc bờ biển Manche.
  • Cụm tập đoàn quân G phòng thủ vịnh BiscayVichy, tập đoàn quân 1 (tư lệnh tại Bordeaux) kiểm soát bờ biển Đại Tây Dương từ Loire đền biên giới Pháp-Tây Ban Nha, và tập đoàn quân 19 (tư lệnh tại Avignon) phòng thủ bờ biển Địa Trung Hải của Pháp.

Vì không biết chắc Đồng Minh sẽ đổ bộ vào chỗ nào, lực lượng quân Đức phải phân tán nhiều đơn vị thiết giáp cơ động (Panzer). Mỗi cụm tập đoàn quân được chia một vài đơn vị thiết giáp. Cụm tập đoàn quân B có sư đoàn Panzer 2 tại bắc nước Pháp, sư đoàn 116 tại Paris, và sư đoàn 21 tại Normandie. Cụm tập đoàn quân G có sư đoàn 11 tại Gironde, sư đoàn 2 Panzer SS tái hợp tại vùng Montauban nam Pháp và sư đoàn 9 tại Bouches-du-Rhône.

Bộ chỉ huy Đức tại mặt trận miền Tây cũng có vài đơn vị Panzer, nhưng cũng bị phân tán mỏng trên vùng đất khá rộng; có thể bị Đồng Minh tấn công không biết lúc nào và ở đâu: Sư đoàn 1 Leibstandarte SS Adolf Hitler đang được thành lập tại Hà Lan, sư đoàn 12 Panzer Hitlerjugend (thiếu niên Hitler) và đơn vị Panzerlehrdivision đóng tại khu vực Paris-Orleans, vì Normandie vẫn được chú trọng là nơi có thể bị Đồng Minh đổ bộ. Sư đoàn 17 Panzergrenadier Götz von Berlichingen đóng quân tại vùng phái nam Loire và chung quanh Tours.